Quy trình kỹ thuật nuôi cá Vược giống

1

Quy trình kỹ thuật nuôi cá Vược giống

Mã SP:
 
  • Giao hàng
    Toàn Quốc
  • Thanh toán
    khi nhận hàng
  • Đổi hàng
    trong 7 ngày
Điện thoại đặt hàng
0989 832 243
488 lượt mua
2310 lượt xem
Giao Sản phẩm miễn phí
  • Mô tả
  • Đánh giá (0)

Mô tả

Quy trình kỹ thuật nuôi cá Vược giống

Cá Vược (Lates calcarifer) là loài cá có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Có thể sống trong môi trường nước ngọt, lợ, mặn; tốc độ phát triển tốt. Sau 6 đến 8 tháng nuôi, cá đạt cỡ thương phẩm từ 0,5-0,8kg/con, tỷ lệ sống đạt trên 70%. Hiện nay đối tượng nuôi đặc sản nước ngọt chưa đa dạng, việc đưa cá Vược vào nuôi trong ao nước ngọt sẽ góp phần chuyển đổi, đa dạng đối tượng nuôi thuỷ sản và tăng hiệu quả kinh tế. Sở  Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xin giới thiệu “Quy trình kỹ thuật nuôi cá Vược trong ao, hồ nước ngọt” như sau:

Đây là loài cá dữ, phân đàn, thường ăn thịt lẫn nhau. Để hạn chế tỷ lệ hao hụt do “đặc tính” này, nuôi cá Vược nên chia thành 02 giai đoạn: Giai đoạn ương cá giống và giai đoạn nuôi cá thịt (Trong quá trình nuôi nên phân cỡ).

I. Giai đoạn ương cá giống

1. Bố trí ao ương

– Ao có kích thước từ 500 – 1000 m2.

– Mức nước trong ao từ 1,2 – 1,5

– Cửa cống có lưới chắn với kích thước mắt lưới là 1mm để ngăn sự xâm nhập của địch hại và sinh vật cạnh tranh thức ăn, đồng thời hạn chế cá giống thoát ra ngoài.

2. Chuẩn bị ao ương nuôi cá vược, cá chẻm giống

Tháo cạn ao nuôi, nạo vét bùn đáy, diệt cá tạp.

– Bón vôi nung: 30-50 kg/1000m2. Phơi đáy ao từ 3 – 5 ngày.

3. Cách thuần dưỡng cá

 Mặc dù cá vược có thể nuôi trong ao nước ngọt, lợ hoặc mặn, nhưng cá con cần phải thuần hoá dần với nồng độ muối nơi cung cấp giống gần tương ứng với nồng độ muối trong ao ương để giảm tỷ lệ hao hụt.

4. Thao tác thả cá giống

– Việc thả cá giống được tiến hành vào buổi sáng (6-8 giờ) hoặc chiều tối (17-18 giờ). Trước khi thả giống cần ngâm cả bao cá giống trong môi trường nước ao khoảng 5 – 10 phút. Sau đó mở miệng bao để cho cá từ từ bơi ra khỏi miệng

– Cỡ cá thả từ 2 – 3 cm. Mật độ thả từ 20 – 50 con/m2.

5. Thức ăn và cách cho cá ăn

 – Cá tạp xay nhuyễn hoặc bằm nhỏ (cỡ mồi 4 – 6mm).

– Tuần thứ nhất: Cho cá ăn với tỷ lệ 100% khối lượng thân và cho ăn 02 lần/ngày (8 giờ và 17 giờ).

– Tuần thứ hai: Cho cá ăn với tỷ lệ 60% khối lượng thân.

– Tuần thứ ba: Cho cá ăn với tỷ lệ 40% khối lượng thân.

– Thời gian và vị trí cho cá ăn cần cố định. Cá vược bắt mồi chủ động và không ăn thức ăn chìm ở đáy ao, nên cho cá ăn từ từ. Khi ăn no cá phân tán thì ngừng cấp thức ăn. Trong vài ngày đầu sau khi thả cá nên cho cá ăn 5 – 6 lần/ngày đến khi cá thích nghi hoàn toàn thì có thể giảm số lần cho ăn còn 02 lần/ngày.

– Sau 2-3 tuần, cá giống đạt cỡ 8 -10cm thì chuyển sang ao nuôi cá thịt.

II. Giai đoạn nuôi cá thịt

1. Chuẩn bị ao nuôi

 Gồm các bước như chuẩn bị ao ương.

2. Thả cá giống

– Mật độ thả cá: 2-3 con/m2.

– Cỡ cá giống: 8 –

– Công thức thả ghép 1: cá Vược 23%, Rô phi 38%, Mè 19%, Trôi 15%, Chép 5%.

Thả cá vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều mát.

Cá Vược , cá chẻm giống được thả trước từ 7-15 ngày sau đó mới thả cá Rô phi, Chép, Trôi, Mè.

Mục đích là cho cá Vược quen ăn mồi chết.

Cá Rô phi 20-30 con/kg, Trôi 10-15 con/kg, Mè 8-10 con/kg, Chép 8-10con/kg.

– Công thức thả ghép 2: thả 100-200kg cá Rô phi ta (80-50g/con)/3000-5000 m2. Sau 25-30 ngày mới thả cá Vược giống cỡ 8-12cm với mật độ 2con/m2. Mục đích cá Rô phi sinh sản nhanh làm mồi cho cá Vược giảm thiểu lượng thức ăn bổ sung.

3. Thức ăn và cách cho cá vựơc

– 2 tháng đầu: Cho cá ăn từ 10 – 15% khối lượng thân, 02 lần/ngày.

– Các tháng sau: Cho cá ăn từ 5 – 7% khối lượng thân, 01 lần/ngày.

– Khi cá đạt cỡ 1-1.2 kg/con cho ăn từ 3-5% khối lượng thân.

– Thức ăn được cắt nhỏ vừa cỡ miệng cá hoặc để nguyên con khi cá lớn.

III. Quản lý chất lượng nước trong ao

– Giai đoạn ương cá giống: Cấp thêm nước và thay 20-30% lượng nước trong ao mỗi lần.

Giai đoạn nuôi cá thịt: Cần thay nước trong ao nuôi ít nhất 02 lần/tuần. Mỗi lần thay 30- 50% lượng nước trong

– Chú ý duy trì các chỉ số môi trường của nước trong suốt thời gian nuôi:

+ pH nước: 7,5 – 8,5.

+ Nhiệt độ nước: 25 – 320C.

+ Độ trong của nước: 30 – 60cm.

IV..Phòng và trị bệnh cá

1. Phòng bệnh

Thường xuyên vệ sinh ao; không để thức ăn dư thừa ở đáy

Hạn chế sự thay đổi đột ngột của các yếu tố môi trường: nhiệt độ, pH, tảo nở hoa, hàm lượng Oxy hòa ..

Cho cá ăn đầy đủ về số lượng và chất lượng.

+ Cá tạp phải tươi.

+ Cá còn dư khi cho ăn phải được ướp lạnh.

+ Cá đông lạnh phải được làm tan khi cho ăn.

– Định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học (theo hướng dẫn của nhà sản xuất).

– Bổ sung men tiêu hoá trộn vào thức ăn và Vitamin C nhằm tăng sức đề kháng cho cá.

2.Trị bệnh một số bệnh thường gặp

a .Các bệnh do virus

– Dấu hiệu:

+ Màu sắc của thân cá tối, mang nhợt nhạt.

+ Cá bơi xoay tròn hoặc bơi yếu, gần mặt nước.

+ Cá chết nhanh, với số lượng lớn.

  • Nguyên nhân: Do virus gây hoại tử thần kinh (VNN) và irido
  • Xử lý:

+ Tránh làm sốc cá khi vận chuyển và thả giống, loại trừ các con yếu.

+ Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cá, giữ môi trường nước nuôi ổn định.

b.Các bệnh do vi khuẩn 

Dấu hiệu: Vây cá bị tổn thương, xuất huyết dưới da, có khối u trên thân, mắt đục lồi ra, có xuất huyết hoặc không. Cá bỏ ăn và chết ở đáy.

  • Nguyên nhân:

+ Mật độ nuôi cá quá cao, chất lượng dinh dưỡng nước trong ao nuôi bị ô nhiễm, hoặc nước kém lưu chuyển.

+ Ký sinh trùng gây ra vết thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

  • Xử lý:

+ Duy trì mật độ nuôi thích hợp.

+ Thức ăn được bảo quản tốt. Thay một phần nước trong ao nuôi.

+ Dùng kháng sinh: Tetracyline với liều lượng 10-12g/100kg cá và vitamin C 30mg/kg trộn vào thức ăn cho cá.

+ Hoặc tắm nước muối 3-4% cho cá trong 10–15 phút; hoặc dùng kháng sinh như Tetracyline 10–20 ppm tắm cho cá bệnh từ 15-30 phút, liên tục trong 5 ngày.

c. Các bệnh do nấm

Dấu hiệu: Xuất hiện đốm màu trắng có đường kính 2mm ở các cơ quan bị nhiễm, làm ảnh hưởng tới giá trị thương phẩm của cá.

Phòng ngừa:

+ Tránh làm cá bị thương.

+ Chuyển cá có dấu hiệu bị nhiễm nấm ra khỏi hệ thống nuôi.

+ Không cho cá ăn thức ăn thiu thối.

Xử lý:

+ Tắm cá trong nước muối 3-4% khoảng 10 – 15 phút. Hoặc tắm nhanh bằng dung dịch Focmalin 10 – 30ppm có sục khí trong 5-7 phút.

d. Cá bị bệnh do ký sinh trùng

– Nguyên nhân: Do nhiều loại tác nhân như: Protozoa, giun dẹp, giun tròn, giáp xác,đỉa…

– Xử lý: Tắm cá trong dung dịch Iodine, Focmalin, hoặc Oxy già, nước muối.

IV. Thu hoạch cá

Kích cỡ cá thu hoạch từ 0,8-1,2 kg/con (sau khoảng 10-12 tháng nuôi). Thu vào sáng sớm hoặc chiều mát. Không cho cá ăn từ 1-2 ngày trước khi thu. Tránh làm cá bị trầy vảy hoặc tổn thương khi kéo lưới vì sẽ làm giảm giá trị thương phẩm của cá, khó tiêu thụ.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.


Be the first to review “Quy trình kỹ thuật nuôi cá Vược giống”