Kỹ thuật nuôi cá rô đầu vuông
CÁ RÔ ĐẦU VUÔNG
Cá rô đầu vuông có kích thước lớn gấp nhiều lần so với cá rô đồng bình thường. Khi còn nhỏ, cá rô đầu vuông giống như cá rô đồng nhưng khi lớn, đầu cá có hình hơi vuông, thân dài, có hai chấm đen ở gần đuôi và mang cá. Tuy kích thước và trọng lượng rất lớn nhưng chất lượng cá thơm ngon, thời gian nuôi càng kéo dài, cá càng lớn chứ không giảm cân như cá rô đồng bình thường. Nuôi trong 4 tháng đầu, có thể đạt trọng lượng 6 con/kg.
- Chọn và cải tạo ao nuôi:
Chọn ao nuôi: Ao nuôi cá rô phải có diện tích tối thiểu trên 200m2. Độ sâu mực nước chết từ 1,6-2m. Xung quanh bờ ao phải thoáng, không có bóng cây, ao nuôi cá rô phải chủ động được nguồn nước cấp và nguồn nước thải không ảnh hưởng đến các hộ nuôi xung quanh cũng như sinh hoạt của người dân.
Cải tạo ao nuôi:
– Tác cạn nước trong ao nuôi, bắt hết cá tạp.
– Rãi vôi nông nghiệp với lượng 7-10kg/100m2, phơi đáy ao tử 3-5 ngày
– Bơm nước mới cho ao với mức nước 5 tấc.
– Gây thức ăn tự nhiên cho ao: Đậu nành hòa vào nước, tạc xuống ao với lượng 3-5 kg/100m2 hoặc có thể dùng phân hóa học N-P-K với lượng 1-2 kg/100m2. 2 ngày sau tiến hành bơm nước đủ cho ao nuôi.
- Chọn và thả giống nuôi:
Chọn giống: Cỡ cá rô giống thả thích hợp nhất là từ 150-200 con/kg, cá giống phải đồng cỡ, không dị hình, dị tật, cá bơi lội nhanh nhẹn, màu sắc tươi sáng.
Thả giống: Thả giống cá rô phải thả vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, để bao cá giống xuống ao ngâm 10-20 phút rồi mở miệng bao cho cá ra từ từ.
- Chăm sóc và quản lý:
Chăm sóc: Thức ăn cho cá rô là thức ăn ăn công nghiệp hoặc thức ăn chế biến
– Thức ăn công nghiệp: Có độ đạm từ 35-28 tùy giai đoạn cá nuôi mà cho thức ăn có độ đạm khác nhau.
+ Cá giai đoạn mới thả đến 1 tháng tuổi: Cho ăn 35 độ đạm, khẩu phần ăn 5-7% trọng lượng cơ thể
+ Cá giai đoạn 1 tháng đến 2 tháng tuổi: Cho ăn 30 độ đạm, khẩu phần ăn 4-6 % trọng lượng cơ thể
+ Cá giai đoạn 2 tháng đến thu hoạch: Cho ăn 28 độ đạm, khẩu phần cho ăn 2-3 % trọng lượng cơ thể.
– Thức ăn chế biến: Gồm 30% bột cá hoặc cá tạp xay nhuyễn, cám tấm 70%. Trộn 3 loại này lại nấu chín cho cá ăn, khẩu phần cho ăn tương tự như cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp.
Quản lý: Định kỳ 7-10 thay nước cho ao nuôi một lần, lượng nước thay từ 20-40 % lượng nước trong ao.
NUÔI CÁ RÔ ĐẦU VUÔNG THƯƠNG PHẨM TRONG AO ĐẤT
Cá Rô đồng là loài cá bản địa thơm ngon được nhiều người ưa chuộng. Hiện nay giống cá Rô đầu vuông dần thay thế cá rô đồng do tốc độ sinh trưởng vượt trội, mang lại hiệu quả kinh tế cao trong thời gian ngắn. Để thuận tiện cho việc nhân rộng mô hình này, Tiến sĩ Kim Văn Vạn – Trưởng Bộ môn Môi trường và Bệnh Thủy sảnđã tư vấn và giới thiệu kỹ thuật nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm cho nhiều bà con quan tâm. Sau đây là sơ lược quy trình kỹ thuật nuôi cá rô đầu vuông:
- Thiết kế ao nuôi
– Ao có sẵn hay ao mới đào đều có thể cải tạo để nuôi cá.
– Diện tích tốt nhất từ khoảng 2000m2, độ sâu từ 1,2-1,5m nước.
– Vị trí nên gần nguồn nước sạch, nhiều ánh nắng mặt trời, tránh lá cây rụng xuống ao làm thối nước ảnh hưởng đến cá nuôi.
– Giao thông thuận tiện
* Bờ ao
– Bờ ao phải chắc chắn, để không thất thoát nước, không có hang hốc.
– Ao mới đào phải nện kỹ tránh sạt lở bờ.
– Bờ phải cao hơn mực nước cao nhất trong ao 0,3-0,5m.
– Bờ ao không nên trồng nhiều cây có tán che phủ lớn
* Nước
Mực nước trong ao tốt nhất khoảng 1,2 đến 1,5m.
* Đáy ao
– Nên bằng phẳng, dốc về phía cống thoát để dễ tháo nước và thu hoạch cá. Độ bùn đáy ao nuôi công nghiệp nên từ khoảng 5-10cm là phù hợp.
– Đáy ao phải được nạo vét bùn hàng năm, không nên để quá dày, và không để bùn đen thối sẽ sinh nhiều khí độc.
- Chuẩn bị ao và cải tạo ao
– Trước khi thả cá, ao phải được làm cạn nước, dọn sạch rong, cỏ và bắt hết cá tạp.
– San vét lớp bùn đáy (với ao cũ) không nên để lớp bùn đáy quá dày, tốt nhất còn 5-10cm.
– Sửa dọn bờ cho chắc chắn, lấp các hang hốc quanh ao.
– Bón vôi khắp đáy ao với lượng từ 7-10kg/100m2 ao để diệt các loại cá tạp còn sót lại, diệt một số vi sinh vật gây bệnh cho cá và cải tạo nền đáy ao.
– Phơi đáy ao trong vòng từ 3-4 ngày.
* Lấy nước vào ao
– Lấy nước vào ao trước khi thả giống từ 2-3 ngày.
– Mực nước lấy vào ao khoảng từ 0,8-1,0m. Sau tăng dần khi cá lớn, mục đích để cá tập trung bắt mồi.
Lưu ý: Khi lấy nước vào ao phải qua lưới lọc để không cho cá tạp, cá dữ theo vào ao nuôi hại cá hoặc cạnh tranh thức ăn của cá nuôi.
- Thả giống
Thời điểm thả giống tốt nhất đối với khu vực phía Bắc là từ tháng 3 – 4 (dương lịch), nhưng thả thời điểm này khi lên cá thương phẩm thường bán không được giá. Nếu các cơ sở nuôi có ao sâu, kín gió, chủ động cung cấp nước ấm (nước giếng khoan trong mùa đông) nên thả cá giống trước vào đông để khi lên cá thịt vào tháng 3-6 bán được giá do lượng cung khan, nhu cầu cá rô đầu vuông dùng nấu canh tăng cao khi vào hè.
– Giống: chọn mua giống từ những cơ sở có uy tín, con giống khoẻ mạnh, không xây xát, dị tật, dị hình, kích cỡ đồng đều.
– Mật độ thả: 30 – 40 con/m2 cỡ giống 1000 – 2000con/kg. Nếu ao được chuẩn bị kỹ có thể thả cá nhỏ hơn. Tuỳ theo mức độ đầu tư thức ăn và chế độ thay nước mà có thể chọn mật độ thả nuôi thích hợp.
Lưu ý: thả cá vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh thả cá vào những thời điểm nhạy cảm (nắng to, mưa rào…).
- Thức ăn – Chăm sóc
– Sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi có bán trên thị trường có hàm lượng đạm và kích cỡ viên thức ăn phù hợp:
Trong tháng nuôi đầu dùng cám viên nổi có độ đạm 35-40%, cỡ viên <1mm, với lượng thức ăn từ 7-10% tổng trọng lượng cá/ngày.
Sang tháng nuôi thứ 2-3 dùng thức ăn viên nổi có độ đạm 30-35%, cỡ viên <2mm, với lượng thức ăn từ 5-7%.
Sang tháng nuôi thứ 4-5 dùng thức ăn viên nổi có độ đạm 25-30%, cỡ viên <2,5 mm.
– Ngoài ra, người nuôi có thể sử dụng các loại phụ phẩm nông nghiệp như tấm, cám, rau xanh, bột cá, cá tạp, … để chế biến thức ăn cho cá. Thức ăn tự chế cũng cần đảm bảo hàm lượng đạm theo yêu cầu giai đoạn phát triển.
Cho cá ăn ngày 2-3 lần (sáng từ 8-9h, chiều từ 15-16h), nên quan sát lượng thức ăn để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp, tránh dư thừa thức ăn.
– Chăm sóc:
+ Điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp, tránh dư thừa gây ô nhiễm ao nuôi.
+ Cần giữ nước ao luôn sạch bằng cách quản lý thức ăn tốt, khi thấy nước bẩn, cần thay nước từ 20-30% lượng nước trong ao.
+ Hàng ngày quan sát cá nuôi nếu thấy hiện tượng cá bệnh thì nhờ cơ quan chuyên môn hỗ trợ.
+ Kiểm tra cống, bờ ao và lưới bao xung quanh bờ ao, đầu mùa mưa dùng vôi bột (10kg/100m2) rải xung quanh bờ, hạn chế nước mưa xung quanh rửa trôi xuống ao.
+ Định kỳ 15 ngày một lần kiểm tra tốc độ sinh trưởng của cá về chiều dài và trọng lượng để điều chỉnh lượng thức ăn. Mỗi lần kiểm tra 30 con lấy giá trị trung bình.
- Thu hoạch
Sau khi nuôi 4-6 tháng, cá đạt kích cỡ 8-12 con/kg tiến hành thu hoạch. Khi thu hoạch đối với cá rô đầu vuông khó bán được đồng loạt nên khi thu hoạch dung lưới kéo từng góc ao tránh ảnh hưởng đến lượng cá để lại. Thu hoạch vào tối hoặc sáng sớm, cá được đưa vào các lồ có chứa nước sạch sau 20-30 phút cần thay ngay nước mới để đảm bảo chất lượng cá thương phầm do cá thải phân, chất bài tiết dễ gây bẩn nước. Nếu vận chuyển cá trong mùa hè cần hạ nhiệt độ nước bằng việc sử dụng đá sạch.
KINH NGHIỆM NUÔI CÁ RÔ ĐẦU VUÔNG
Cá rô đầu vuông xuất hiện vào năm 2008 từ ao nuôi của một hộ nông dân tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang và hiện tại vẫn chưa có thông tin cụ thể về nguồn gốc của chúng.
Tuy nhiên, với những đặc điểm vượt bậc về kích cỡ và tốc độ lớn so với cá rô bình thường nên cá rô đầu vuông đang ngày càng được nuôi phổ biến tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Đã có lúc người nuôi cá rô đầu vuông bị lỗ nặng do giá bán quá thấp bởi những tin đồn thất thiệt nhưng gần đây giá bán dần phục hồi.
Tại Long An, vào khoảng cuối năm 2010, mô hình nuôi cá rô đầu vuông cũng đang dần phát triển. Ông Võ Văn Hòa tại ấp Nhà Thờ, xã Tân Lân, huyện Cần Đước có thể nói là người đi đầu trong phong trào nuôi cá rô đầu vuông tại tỉnh nhà. Xuất phát từ hai bàn tay trắng, sau khi đi bộ đội về, là người sáng kiến, ông luôn tìm tòi, quan tâm đối tượng mới để phát triển. Từ khi nhận được thông tin về loài cá lạ xuất hiện tại Hậu Giang, ông đã mạnh dạn tìm hiểu và đem giống về nuôi.
Ông phấn khởi cho biết: “Tôi đến với nghề nuôi cá rô đầu vuông này là do nắm được thông tin trên báo và bè bạn nghề cá ở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Thông qua những mối quan hệ ấy, tôi liền mua cá rô đầu vuông về nuôi. Thời điểm đó, tôi đặt 600.000 con cá bột với giá 30 đồng/con. Sau 3,5 tháng cá nuôi có trọng lượng từ 3 – 8 con/kg, thu được khoảng 4 tấn, bán lãi được 100 triệu”.
Xét về đặc điểm sinh học, khi còn nhỏ cá rô đầu vuông giống như cá rô đồng bình thường nhưng khi lớn lên, đầu to và vuông, vẩy màu vàng sậm, đuôi xòe và đỏ lợt, mình dài và hơi cong, có hai chấm đen ở gần đuôi và mang cá. Đây là loài cá dữ, ăn tạp thiên về động vật. Thức ăn cá bao gồm tôm, tép, cá con, sinh vật phù du, động vật không xương sống, các phụ phẩm nông nghiệp như cám, gạo, các phế phẩm nhà máy chế biến thủy sản… Trong nuôi thâm canh, cá sử dụng thức ăn viên với hàm lượng đạm thích hợp.
Cá rô đầu vuông có ưu điểm vượt trội là tốc độ sinh trưởng nhanh hơn rất nhiều so với cá rô đồng, con đực và con cái tăng trưởng đều nhau. Thời gian nuôi 4 tháng đầu có thể đạt trọng lượng 150-200 g/con và nếu kéo dài 7 tháng, trọng lượng cá có thể đạt từ 500-800 g/con. Thời gian nuôi càng kéo dài cá càng lớn chứ không giảm cân như cá rô đồng bình thường. Cá rô đầu vuông thành thục sau 8 tháng tuổi. Loài cá này có tập tính giữ con, sinh sản tập trung vào mùa mưa, tháng 6-7 và có khả năng sinh sản nhiều lần trong năm.
Trong nuôi cá rô đầu vuông thâm canh, để đạt hiệu quả cao, người nuôi cần quan tâm kỹ về điều kiện ao nuôi. Theo kỹ sư Trương Thị Lệ Thủy, Trung tâm Thủy sản Long An, người nuôi cần lưu ý:
Về chọn ao nuôi: Ao nuôi cá rô phải có diện tích tối thiểu trên 200m2. Độ sâu mực nước từ 1,6-2m. Xung quanh bờ ao phải thoáng, không có bóng cây. Ao phải chủ động được nguồn nước cấp và nguồn nước thải không ảnh hưởng đến các hộ nuôi xung quanh cũng như sinh hoạt của người dân.
Về cải tạo ao nuôi, bà con nên:
– Tát cạn nước trong ao nuôi, bắt hết cá tạp.
– Rải vôi nông nghiệp với lượng 7-10kg/100m2, phơi đáy ao từ 3-5 ngày.
– Bơm nước mới cho ao với mức nước 0,5m.
– Gây thức ăn tự nhiên cho ao: Có thể dùng bột đậu nành hòa vào nước, tạt xuống ao với lượng 3-5 kg/100m2 hoặc có thể dùng phân hóa học N-P-K với lượng 1-2 kg/100m2. 2 ngày sau tiến hành bơm nước đủ cho ao nuôi.
Về chọn giống:
Bất kỳ nuôi 1 đối tượng nào thì vấn đề chọn con giống rất là quan trọng. Đối với cá rô đầu vuông, để chọn giống tốt, người nuôi lưu ý 2 vấn đề. Thứ nhất, cỡ cá rô giống thích hợp nhất để thả là từ 150-200 con/kg. Thứ hai là con giống phải đồng cỡ, không dị hình, dị tật, cá bơi lội nhanh nhẹn, màu sắc tươi sáng. Ngoài chọn con giống tốt, người nuôi nên lưu ý khâu thả giống cũng không kém phần quan trọng. Thả giống cá rô phải vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, để bao cá giống xuống ao ngâm 10-20 phút rồi mở miệng bao cho cá ra từ từ. Mật độ nuôi từ 60-80 con/m2.
Trong nuôi cá rô đầu vuông thâm canh, bên cạnh các khâu cải tạo ao, chọn và thả giống cá thì khâu chăm sóc và quản lý sẽ quyết định đến hiệu quả kinh tế của mô hình. Kỹ sư Trương Thị Lệ Thủy cho biết:
Nếu nuôi thâm canh thì thức ăn cho cá rô đầu vuông chủ yếu là thức ăn công nghiệp hoặc chế biến:
– Thức ăn công nghiệp nên có độ đạm từ 28-35% tùy giai đoạn cá nuôi mà cho thức ăn có độ đạm khác nhau.
+ Cá giai đoạn mới thả đến 1 tháng tuổi: Cho ăn 35% độ đạm, khẩu phần ăn 5-7% trọng lượng cơ thể.
+ Cá giai đoạn 1 tháng đến 2 tháng tuổi: Cho ăn 30% độ đạm, khẩu phần ăn 4-6% trọng lượng cơ thể.
+ Cá giai đoạn 2 tháng đến thu hoạch: Cho ăn 28% độ đạm, khẩu phần cho ăn 2-3% trọng lượng cơ thể.
– Thức ăn chế biến: Gồm 30% bột cá hoặc cá tạp xay nhuyễn, cám gạo 70%. Trộn 2 loại này lại nấu chín cho cá ăn, khẩu phần cho ăn tương tự như cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp.
Bà con nên định kỳ 7-10 thay nước cho ao nuôi một lần, lượng nước thay từ 20-40% lượng nước trong ao để đảm bảo môi trường nước ao nuôi tốt, giúp cá ăn mạnh và mau lớn.
Nếu áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, sau 3,5-4 tháng nuôi cá đạt trọng lượng 100-125g/con là có thể thu hoạch.
Như vậy nuôi cá rô đầu vuông không khó, tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả kinh tế, bên cạnh việc cho ăn theo chế độ dinh dưỡng như đã trình bày, bà con nên tận dụng các nguồn phụ phế phẩm sẵn có ở địa phương để bổ sung hoặc thay thế 1 phần khẩu phần thức ăn để giúp cá mau lớn. Tất nhiên, để đảm bảo lợi nhuận, người nuôi cần tính toán, tránh tình trạng nuôi ồ ạt giá bán sẽ giảm.
TRẠI CÁ GIỐNG: “LÊ THIÊN NHÂM”
Để lại một bình luận